Bài đăng

Thêm ổ đĩa và tạo phân vùng trên Windows - nguoichiukho

Hình ảnh
  Bạn đang sở hữu một máy tính vật lý hoặc ảo (VM) một máy Windows, ổ cứng đang dùng hết dung lượng, hoặc bạn có nhu cầu gắn thêm ổ cứng vì một đích sử dụng nào đó, bạn sẽ tiến hành việc gắn thêm ổ cứng cho những máy này. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc thêm ổ cứng cho máy tính sử dụng Windows Server và các Windows Client khác như Windows 10. Sau khi bạn thực hiện việc gắn thêm ổ cứng mới, bạn khởi động Windows lên và tiến hành mở Disk Management: Trên Windows Server: Tại của sổ  Server Manager , chọn  Tools , chọn  Computer Management : Trong của sở  Computer Management , chọn  Disk Management : Trên Windows 10: Trong cửa sổ  Windows Explorer , click phải lên  This PC , chọn  Manage . Trong của sở  Computer Management , chọn  Disk Management Truy cập từ MMC: Cách này áp dụng cho tất cả các hệ điều hành Windows hiện tại. Bạn mở hợp thoại Run bằng tổ hợp phím  Windows + R . Tại hợp thoại  Run , gõ vào  mmc  và chọn  OK. Tiếp theo, cửa sổ con  Console , chọn  File  -> chọn  A

Triển khai iSCSI trên Windows Server - nguoichiukho

Hình ảnh
  Trong bài trước, chúng ta đã được làm quen với   khái niệm iSCSI . Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu việc triển khai dịch vụ này trên Windows Server. Với dịch vụ iSCSI Target Server, bạn có thể biến server đang chạy Windows Server thành một Virtaul SAN, chia sẻ tài nguyên lưu trữ cho các Server khác hoặc máy trạm (client). Mô hình triển khai như sau, trong mô hình: iSCSI Server là 2019-SRV01 iSCSI Client là 2019-SRV02 và WIN10-CL01 iSCSI Client hay còn được gọi là iSCSI Initiator iSCSI Server hay còn được gọi là iSCSI Target Server Trên iSCSI server, cần tiến hành  mở các rules trên Windows Firewall with Advanced Security hoặc tắt Windows Firewall . Mở Firewall bằng command line: netsh advfirewall firewall add rule name=”Microsoft iSCSI Software Target Service-TCP-3260″ dir=in action=allow protocol=TCP localport=3260 netsh advfirewall firewall add rule name=”Microsoft iSCSI Software Target Service-TCP-135″ dir=in action=allow protocol=TCP localport=135 netsh advfirewall firewall

Triển khai Failover Clustering trên Windows Server - nguoichiukho

Hình ảnh
  Một Failover Cluster là một nhóm các máy tính (server) độc lập làm việc cùng nhau để tăng tính sẵn sàng và mở rộng. Các server trong một Failover Cluster được gọi là node, chúng được liên kết với nhau bởi cáp vật lý và phần mềm. Nếu một node trong Failover Cluster bị lỗi, node khác sẽ được kích hoạt thay thế cho node bị lỗi và tiếp tục cung cấp dịch vụ. Nói một cách đơn giản hơn, Failover Cluster là một dịch vụ nền, cho phép liên kết nhiều server  cái đặt cùng một dịch vụ với mục đích chính nếu có một server trong nhóm server gặp lỗi hoặc dịch vụ không chạy được, Failover Cluster sẽ active một server khác trong nhóm server lên để thay thế. Các port cần thiết cho việc triển khai Clustering: Đối với port Cluster Service: 3343 TCP: Chỉ sử dụng cho việc join các node mới vào Cluster. 3343 UDP: Sử dụng để các node gởi-nhận thông tin trạng thái của mình theo định kỳ. Khi triển khai mới  và join một node mới vào Cluster bạn nên kiểm tra  Windows Firewall đã mở những port này chưa hoặc tắt n